Tượng đức mẹ là bức tượng tái hiện lại thần thái, vẻ đẹp và lòng bao dung, từ ái của đức mẹ Maria, người đã sinh ra chúa Giê - su. Cũng thông qua bức tượng ấy, những giáo dân sẽ bày tỏ lòng tôn kính, làm lễ cầu nguyện, lễ sám hối và cầu mong sự chúc phúc của đức mẹ thánh thiện.

1. Nguồn gốc của tượng đức mẹ
Theo tài liệu của các linh mục, các cha nhà thờ, cha công giáo và lời kể lại của những giáo dân. Sau khi Giê - su trở thành đức chúa trời và được con dân tôn kính, đức mẹ Maria cũng đã được con dân yêu quý, tôn thờ sau khi người mất.

Với tấm lòng bao dung, thánh thiện, từ ái và luôn bảo hộ, che chở cho chúa trời, che chở cho con dân, đức mẹ đã cảm hóa được lòng của họ. Để từ đó những đứa con đời sau và giáo dân hiện tại muốn nhớ ơn, cầu nguyện và nhận sự phù hộ, che chở của mẹ Maria đã tạo nên bức tượng này và đặt tại các nhà thờ, tại nhà của người theo đạo.

2. Nguyên liệu và cách làm tượng đức mẹ
Từ xưa người dân là tượng đức mẹ từ các khối gỗ và điêu khắc thành. Sau đó kim loại phát triển và tiến hành làm những bức tượng bằng sắt, bằng đồng để thể hiện sự tôn kính với đức mẹ Maria. Đến hiện nay thì chất liệu làm tượng đã trở nên đa dạng và phong phú hơn như: hỗn hợp cát và xi măng, hỗn hợp nhựa Composite - đá, điêu khắc từ đá tự nhiên (đá thạch anh, đá cẩm thạch,...). Có rất nhiều cách và nguyên liệu để làm thành tượng đức mẹ, nhưng hầu hết đều cần trải qua các quy trình cơ bản như sau- Chọn lựa nguyên liệu chính để làm tượng
- Bắt đầu làm những tạo hình, hình dáng cục bộ và cơ bản của bức tượng
- Với những tượng đúc sẽ điều chỉnh lại các chi tiết cho hoàn mỹ. Với những tượng điêu khắc thì sẽ tiến hành gia công tạo các chi tiết để thể hiện rõ nét thần thái của Đức mẹ.
- Tiến hành sơn màu (nếu có) và đánh bóng, sơn lớp phủ bảo vệ để có thể bảo vệ bức tượng khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường.

Bài viết được lấy từ nguồn đá mỹ nghệ đà nẵng tại https://www.damynghelaichi.com/tuong...e-da-nang.html

Chủ đề cùng chuyên mục: