Tập vật lý trị liệu cho người tai biến nếu được làm theo quy trình chuẩn với các bài tập phù hợp theo cơ địa mỗi người thì sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

Giai đoạn đầu tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng sang bên liệt thì làm ngược lại.

Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.

Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt. Tốt nhất nên đưa bệnh nhân tới các phòng tập vật lý trị liệu chuyên khoa

Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.

Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.

Giai đoạn sau tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Việc tập vật lý trị liệu cho người tai biến luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên đệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên. Trong khi tập, bệnh nhân cần chú ý là luôn phối hợp với thở sâu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần chú trọng thực hiện những bài tập chống tình trạng co cứng cơ.

Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.

Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:

Bài tập 1: Giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn đan các ngón tay vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa.

Bài tập 2: Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt xuống mặt giường. Giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.

Bài tập 2

Nên đề phòng việc tập sai phương pháp bằng cách tới các phòng tập vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể

Bài tập 3: Đan các ngón tay vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.

Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối. Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên. Sau đó, trở về vị trí ban đầu.

Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng thun đặt dưới ngón chân bên liệt. Đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau

Xem thêm các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn/bai...h-mau-nao.html

Chủ đề cùng chuyên mục: