Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, 7 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 10 trường hợp tử vong. Thế nhưng chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, số người mắc đã tăng lên 200.000 với 50 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

So với các nước, tỷ lệ mắc SXH của Việt Nam ở mức thấp, nhưng những con số tăng vọt trong thời gian ngắn khiến không ít người phải giật mình về sự nguy hiểm của dịch bệnh này đối với sức khỏe con người cũng như tác động, ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.

Vừa qua, Bộ Y tế đã thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch SXH tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, như: Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Gia Lai, Đắc Lắc… Kết quả cho thấy, bên cạnh những nguyên nhân khách quan về diễn biến bất lợi của thời tiết khiến nguồn lây bệnh gia tăng, thì chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan, như: Chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, ngành y tế địa phương chưa kiên quyết, thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả; việc phòng, chống dịch bệnh vẫn theo kiểu “mùa vụ”, chưa thành nếp thường xuyên. Đặc biệt, nhiều người dân vẫn chủ quan trong phòng bệnh. Nhận thức về cách phòng, chống dịch bệnh còn lơ mơ. Cá biệt, có nơi người dân không hợp tác với ngành y tế để phun thuốc diệt muỗi, hay đóng cửa không cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra nguồn bệnh... Đây chính là “lỗ hổng” lớn làm dịch SXH nói riêng và các loại dịch bệnh truyền nhiễm khác có cơ hội gia tăng. Tag: Cong ty diet kien


Còn nhớ, năm 2016, dịch SXH và dịch bệnh do vi-rút Zika tăng mạnh ở nước ta. Để dập dịch, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi-rút Zika và SXH”, với lời kêu gọi chính quyền địa phương cùng người dân chủ động, tích cực tham gia vào chiến dịch diệt loăng quăng, muỗi gây bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Sau một thời gian triển khai, chiến dịch này đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, tạo thành phong trào "nhà nhà, người người diệt muỗi, loăng quăng" và phòng, chống dịch bệnh tích cực. Nhờ đó mà dịch bệnh được kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi, nhất là ở các tỉnh, thành phố trọng điểm về dịch bệnh SXH và vi-rút Zika lúc đó. Tag: Cong ty diet ruoi

Hiện nay, dịch bệnh SXH tuy có dấu hiệu chững lại, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; mặt khác, bệnh SXH vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa; cách phòng, chống dịch bệnh SXH hiệu quả nhất vẫn là ngăn chặn sự sinh sản của muỗi lây truyền bệnh. Vì vậy, Bộ Y tế, cấp ủy, chính quyền các địa phương bên cạnh các giải pháp chuyên môn và hành chính đã và đang triển khai, cần nghiên cứu, tổ chức phát động toàn dân để huy động tổng lực trong ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh SXH. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất những chủ trương và giải pháp cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong nâng cao nhận thức cho người dân về tự phòng, chống dịch bệnh. Các nhà trường cần tăng cường phổ biến kiến thức khoa học thường thức liên quan đến phòng, chống dịch bệnh để mỗi học sinh, sinh viên đều hiểu biết, tự ý thức được việc phòng bệnh cho mình và gia đình. Ở các khu dân cư cần xây dựng quy chế, duy trì thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh, coi đó là một tiêu chí để đánh giá khu dân cư văn hóa, an toàn; nghiêm túc gắn trách nhiệm của người dân với cuộc sống trong cộng đồng… Tag: Cong ty diet muoi

Bịt được lỗ hổng về nhận thức và trách nhiệm của người dân, chắc chắn chúng ta sẽ ngăn ngừa được dịch SXH và các loại dịch bệnh truyền nhiễm khác từ sớm, từ xa, tránh gây hậu quả xấu cho gia đình, xã hội.

Nguồn: qdnd.vn/cung-ban-luan/phong-chong-dich-benh-ngay-tu-y-thuc-trach-nhiem-nguoi-dan-599613

Chủ đề cùng chuyên mục: