Ảnh hưởng của bệnh dịch nCoV do chủng virus corona mới gây ra, nhiều lô hàng nông sản, trong đó, đặc biệt mặt hàng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó khăn trong thu mua. Trước tình hình trên, chiều 31-1, tại Hà Nội, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT)) đã có cuộc họp nhanh với báo chí thông tin về những giải pháp trước mắt tháo gỡ khó khăn cho nông sản Việt.


Nông sản ách tắc tại các cửa khẩu Trung Quốc

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, do ảnh hưởng của bệnh dịch do chủng virus corona mới gây ra tại Trung Quốc trong những ngày vừa qua khiến những lô hàng nông sản đi lên biên giới hiện đang ách tắc vì không thông quan được. Không chỉ ách tắc đường bộ, mà việc xuất khẩu bằng đường biển cũng bị đóng lại. Trong số những mặt hàng trái cây xuất sang Trung Quốc, ảnh hưởng nặng nhất là thanh long. Trước Tết, bán tại vườn được hơn 30 nghìn đồng/kg thì nay hạ giá còn 4.000 - 5.000 đồng/kg vẫn không ai mua. Một số doanh nghiệp mua thanh long với giá cao thời điểm trước Tết để trữ bán dần thì nay rất lo lắng.

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Chế biến và Phát triển nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngay từ trước Tết, Bộ NN-PTNT đã lường trước được vấn đề này.

Do đó, ngay trong Tết Nguyên đán, Bộ trưởng NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc và các cơ quan hữu quan để nắm bắt tình hình. Thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị của Ban Bí thư và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh nCoV.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản cho hay, do tác động đầu tiên là các hệ thống nhà hàng khách sạn của Trung Quốc giảm nhu cầu ăn uống do dịch bệnh nên sức mua giảm. Hàng hóa nông sản Việt Nam sang Trung tâm giao dịch nông sản Giang Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) – đầu mối trung chuyển hàng hóa nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc nghỉ giao dịch đến hết ngày 8-2. Việc giao dịch các cặp chợ biên giới - phương thức giao dịch phổ biến của Việt Nam với Trung Quốc từ trước đến nay thì hạn chế đến hết 8-2. Điều này dẫn đến việc một số doanh nghiệp cung ứng nông sản, đặc biệt là mặt hàng trái cây cho tỉnh Vũ Hán như Tập Đoàn Hồng Thái Dương (Trung Quốc) với lượng nhập khẩu 40% lượng thanh long của tỉnh Long An (Việt Nam) cũng đã hủy khoảng 300 container tương đương 6.000 tấn đã đặt hàng. Mặc dù, phía doanh nghiệp cũng đã đền bù khoảng 50 triệu đồng một container, nhưng so với giá trị thì chưa tương xứng, tốc độ thu mua hiện đang diễn ra chậm.

“Qua rà soát thu hoạch thanh long ruột đỏ tại Long An cho thấy, từ nay đến hết rằm (tức 8-2) sẽ cho thu hoạch vào khoảng 21,6 nghìn tấn, từ ngày 8 đến 28-2 sẽ cho thu hoạch vào khoảng 54 nghìn tấn, và đầu tháng 3-2020 sẽ cho thu hoạch vào khoảng 10 nghìn tấn”, ông Toản thông tin.

Bên cạnh đó, lịch nghỉ Tết của Trung Quốc sẽ giao dịch trở lại từ ngày 9-2. Còn các cửa khẩu quốc tế sẽ quay trở lại làm việc bình thường từ ngày 3-2. Nhưng điều quan trọng nhất hiện nay là các cửa khẩu quốc tế mở hàng hóa vẫn chạy sang nhưng vấn đề là chợ đầu mối phía Trung Quốc chưa mở trở lại – đây chính là nút thắt. “Hàng vẫn chạy sang nhưng chợ chưa mở, người chưa đến chứ không phải đóng cửa biên giới. Sự chênh lệch về thời gian là nguyên nhân khiến tiêu thụ nông sản gặp khó”, ông Toản lưu ý.


Chủ động triển khai các giải pháp gỡ khó cho nông sản

Dự báo, tình hình cung cục bộ của thanh long gặp khó khăn, bên cạnh đó, hệ thống kho lạnh của một số địa phương, đặc biệt khu vực phía nam công suất còn chưa nhiều. Riêng tỉnh Long An có 154 cơ sở sơ chế đóng gói nhưng hệ thống kho lạnh chỉ giải quyết khoảng tầm 12 nghìn tấn. Tag: máy sục khí turbine

Để giải quyết những khó khăn trên, ngay chiều 31-1, Bộ NN-PTNT sẽ có văn bản gửi các địa phương sản xuất trọng điểm rà soát lại từng sản phẩm trái cây theo lịch thời vụ. Bên cạnh đó, chỉ đạo các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tàu chế biến tăng cường công suất chế biến thu mua, sơ chế, lưu kho.

Đầu tuần tới, Bộ NN-PTNT sẽ làm việc với Bộ Công thương, hệ thống các siêu thị để thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Đề nghị Bộ Công thương làm việc với Hiệp hội Logistics Việt Nam để phát huy hết hệ thống kho của các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là kho lạnh để chia sẻ khó khăn với bà con nông dân, gia tăng các giải pháp. Bộ sẽ tập trung đa dạng hóa thị trường, và ngay trong giữa tháng 2-2020, một đoàn công tác của Bộ sẽ sang Dubai để mở rộng thị trường. Tag: máy sục khí tuabin

Bộ cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ, các Sở NN-PTNT các địa phương rà soát tình hình từng xã, từng vùng trọng điểm với tinh thần chia sẻ khó khăn với bà con nông dân, tăng cường liên kết giữa bà con nông dân và doanh nghiệp thu mua, đa dạng hóa thị trường.

Về lâu dài, cần rà soát lại cơ cấu mùa vụ để có lịch thu hoạch hợp lý. Đề nghị các địa phương vào cuộc một cách chủ động và không chủ quan vì dịch bệnh là bất khả kháng và phải thích ứng với dịch bệnh. Bà con nông dân bình tĩnh, phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT, Sở Công thương và các doanh nghiệp để tránh tình trạng tư thương ép giá.

Bộ NN-PTNT chỉ đạo Sở NN-PTNT khuyến cáo, bà con nông dân phải ký kết đầy đủ bằng hợp đồng với các đối tác thu mua theo mùa vụ để khi có thiệt hại về dịch bệnh thì sẽ có sự hỗ trợ cụ thể. Ngoài mặt hàng thanh long, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục theo dõi các mặt hàng nông sản khác như dưa hấu,… Tag: máy sục khí ly tâm

Nguồn: nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/43089102-xuat-khau-thanh-long-gap-kho-giua-tam-dich-ncov.html

Chủ đề cùng chuyên mục: