Alfred Riedl là một trong những huấn luyện viên ngoại tạo ấn tượng mạnh với người hâm mộ bóng đá nước nhà. Cổ động viên còn nhớ mãi chiến thắng hủy diệt trước người Thái với tỷ số 3-0 tại trận bán kết Tiger Cup 1998 (tiền thân của AFF Cup ngày nay) ở sân Hàng Đẫy.

Đọc thêm: https://worldcup888.com/ket-qua-ty-so
Từng có thời điểm, chiến lược gia người Áo Riedl cho rằng bóng đá nước nhà đang xây nhà từ nóc, phản ánh thực trạng thiếu hụt đào tạo và phát triển tuyến trẻ. Trong chia sẻ gần nhất, ông Riedl thừa nhận Việt Nam đã biết xây nhà từ móng – tập trung phát triển bóng đá trẻ - và đây là tín hiệu đáng mừng của một nền bóng đá.
Hơn 20 năm sau phát biểu của ông Riedl, vấn đề này vẫn còn mang tính thời sự. Việc hàng loạt tuyển thủ đồng loạt bị chấn thương nặng một lần nữa bộc lộ hạn chế của nền bóng đá Việt Nam. Đó là căn bệnh chỉ tập trung gặt hái thành tích cao mà quên săn sóc chu đáo phần “gốc”. Không phải ngẫu nhiên mà một chiến lược gia đắc nhân tâm như HLV Park Hang-seo thốt lên lời nhận xét: Người Việt yêu bóng đá, nhưng là bóng đá chiến thắng.

Người hâm mộ Việt Nam chỉ thích bóng đá chiến thắng.
Trường hợp Phan Văn Đức, Trần Đình Trọng, Đỗ Duy Mạnh, Lương Xuân Trường,… dính chấn thương nặng là kết quả tất yếu sau quá trình thi đấu “phá sức” trên dưới 60 trận/năm. Đây là số trận không hề thua kém các cầu thủ châu Âu trong điều kiện bóng đá nước nhà thiếu trầm trọng mảng y tế thể thao, dinh dưỡng… tại câu lạc bộ. Thậm chí số đội bóng có bác sĩ thể thao, chuyên gia dinh dưỡng được xem là “của hiếm” ở V-League.


Có ý kiến cho rằng “phù thủy” Park Hang-seo bảo thủ khi sử dụng bộ khung bất biến, ngại thay đổi cho U23 và đội tuyển Việt Nam. Điều này khiến cho cầu thủ dự bị không được trao cơ hội. Nhận định này hợp lý nhưng chưa hoàn toàn đúng, bởi có khoảng cách khá lớn giữa người đá chính và dự bị. Thành công của binh đoàn Rồng vàng đến thời điểm này xuất phát từ tài năng của tướng Park, thế hệ vàng Quang Hải, Công Phượng…

Tướng Park hoàn thành lời hứa danh dự giành HCV SEA Games.
Sau thế hệ tài năng này là khoảng trống quá lớn về lực lượng kế thừa. Nói thẳng là các lò đào tạo bóng đá trẻ hiện tại đều xuất phát từ tâm huyết cá nhân của những ông bầu. Đó là một phần lý do khiến Việt Nam thất bại tại VCK U23 châu Á 2020. Không thể trách ông Park chỉ tin dùng lứa Thường Châu 2018, bởi chất lượng đào tạo các trung tâm bóng đá trẻ còn hạn chế, chưa đồng đều.
Suy cho cùng với cách làm như hiện tại, Đỗ Duy Mạnh chấn thương nặng không phải là trường hợp cuối cùng của đội tuyển Việt Nam.

Chủ đề cùng chuyên mục: