Để những bệnh nhân tai biến có thể hòa nhập lại với cuộc sống hằng ngày thì người bệnh cần phải có những liệu pháp điều trị phù hợp và khoa học. Trường Trung Cấp Phương Nam sẽ chia sẻ đến các bạn những bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến.

Tập luyện và điều trị vật lý trị liệu chính là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ phục hồi những di chứng sau tai biến. Các biện pháp sẽ giúp những bệnh nhân bị liệt, cứng cơ có thể khắc phục được tình trạng của mình để sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
VẬT LÍ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI HIỆU QUẢ DI CHỨNG SAU TAI BIẾN
Theo số liệu thống kê hiện nay có khoảng 20% bệnh nhân mắc tai biến tử vong trong vòng 1 tháng. Khoảng 5 – 10% trong vòng 1 năm… Đặc biệt cần sự hỗ trợ của người khác có khoảng 20 – 25%. Sau khi tai biến việc điều trị kết hợp nội khoa cũng như chế độ dinh dưỡng và vật lý trị liệu giúp phục hồi tai biến cũng như phòng bệnh tránh tái phát hiệu quả.
Xem thêm tập vật lý trị liệu sau gãy tay
Ngay sau khi cấp cứu thoát khỏi nguy hiểm nếu như có di chứng người bệnh nên tập luyện phục hồi ngay kể cả lúc còn nằm trên giường bệnh. Thời gian điều trị phục hồi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: sức khỏe bệnh nhân, việc điều trị thuốc, độ tuổi, mức độ bệnh… Khi tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi được chức năng vận động. Nhằm duy trì sức của các cơ giúp lưu thông máu huyết. Các bệnh nhân bị liệt việc tập luyện và chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh sớm hòa nhập với cuộc sống và xã hội. Dưới đây là các bài tập vật lý trị cho người tai biến hiệu quả.

CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI TAI BIẾN
Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
Bệnh nhân cần đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn hoặc có thể vịn tay nhẹ lành lên mặt bàn. Sau đó 2 bàn chân ngang bằng nhau đồng thời cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước gấp chân bị liệt lại để chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây. Tiếp đó bạn từ từ duỗi chân liệt ra rồi gấp chân lành lại sau đó chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt và giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn và hai bàn chân ngang nhau. Cách nhau 15 – 20 cm trọng lượng cơ thể dồn đều lên 2 chân. Bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành đồng thời cứ giữ như vậy vài giây sau đó chuyển lại sang chân bên liệt luân phiên như vậy.

Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
Các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh. Hai chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành. Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước.

Người tập cần yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Một lưu ý nhỏ là khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ cần nâng gót chân bên liệt không cần nhấc cả bàn chân lên khỏi sàn nhà. Hoặc người tập có thể hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh. Hai bàn chân cũng phải ngang nhau cách nhau khoảng 15 – 20 cm. Sau đó bạn dồn trọng lượng lên chân bên lành để tập gấp và duỗi khớp gối cũng như khớp háng bên liệt.
Tham khảo thêm tập vật lý trị liệu sau gãy chân tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/tap-vat-...uong-chan.html

Chủ đề cùng chuyên mục: