căn hộ cosmo city 2 quận 7 - Ông Đính cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước luôn nói đến việc làm thế nào để có nhà giá rẻ, giá thấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng lại để tình trạng thủ tục đầu tư kéo dài.

Có những dự án lẽ ra chỉ thực hiện trong vòng 1 năm thì mất đến 5 năm, thậm chí có những dự án mất 15 năm. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm bởi có thể dự án ban đầu là nhà ở giá rẻ nhưng khi làm xong, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán cộng thêm các chi phí phát sinh do phải nuôi bộ máy nhân sự, các chi phí vốn, đầu tư khác do thời gian đầu tư kéo dài. Cuối cùng, dự án lại được bán với giá đắt hơn nhiều.

"Tại TP. HCM, nhiều dự án lẽ ra chỉ 18 - 20 triệu đồng/m2 nhưng được đẩy lên bán với giá hơn 30 triệu đồng/m2. Trong khi đó, chất lượng không thay đổi, chẳng qua doanh nghiệp bị đội vốn nên phải tính giá cao", ông Đính nhận xét.

căn hộ cosmo city 2 - Theo ông Đính, nhằm giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ những vướng mắc về thủ thục pháp lý dự án.

"Các chính sách pháp luật phải gắn với thực tế, đi vào thực tế nhanh hơn chứ không thể mãi theo sau thị trường như hiện nay", ông Đính đề xuất.
Sáng 11/07/2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), Tập đoàn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với nhau.
Chủ tịch Tập đoàn FLC ông Trịnh Văn Quyết và ông chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đã cùng nhau bắt tay với nhau hướng đến một giai đoạn phát triển mới, với nhiều nội dung quan trọng mà hai tập đoàn này hợp tác với nhau.

Theo thỏa thuận ký kết, phạm vi hợp tác của hai bên không giới hạn ở các lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà mở rộng tới các lĩnh vực tiềm năng khác, không giới hạn ở thị trường trong nước mà bao gồm cả thị trường nước ngoài.

Cụ thể, FLC và Tân Hoàng Minh trở thành đối tác chiến lược về đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cung ứng nhằm khai thác tốt nhất thế mạnh nội tại của hai bên trong các lĩnh vực như: dịch vụ vận chuyển hàng không, phát triển dự án và kinh doanh bất động sản, thi công các công trình và các dịch vụ khách sạn, lưu trú, nghỉ dưỡng, sân golf, du thuyền...

cosmo city 2 - Về phía Tân Hoàng Minh cũng sẽ ưu tiên sử dụng các dịch vụ máy bay, khách sạn của FLC; và ngược lại phía FLC sẽ cung cấp dịch vụ thi công xây dựng cho các dự án bất động sản cao cấp do Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư...

Theo ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, hai bên sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng sản phẩm, dịch vụ của nhau để cùng mang lại những giá trị thiết thực nhất, giúp mối quan hệ được nâng lên một tầm cao mới.

Còn bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch Thường trực Tập đoàn FLC cũng tin tưởng việc hợp tác chiến lược này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm của hai bên sẽ được khai thác hiệu quả, tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm chung để tối ưu, cộng hưởng thế mạnh mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nhấn mạnh, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và chất lượng của hai bên là lợi thế để mở ra những tiềm năng hợp tác không giới hạn.

"Trong bối cảnh cả thế giới đang đứng trước những biến động, thách thức chưa từng có sau đại dịch, việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt có chung tầm nhìn, định hướng phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng để các doanh nghiệp có thể tăng cường sức mạnh nội tại, gia tăng năng lực cạnh tranh; tạo thêm nhiều giá trị, lợi ích cho người tiêu dùng, qua đó đóng góp hiệu quả vào sự phục hồi của nền kinh tế nước nhà", ông Quyết nói.

Theo đại diện FLC, ngay sau lễ ký kết này nhiều hoạt động kinh doanh sẽ được hai bên bàn thảo, xúc tiến những cơ hội ngay trong thời gian sớm nhất. Mới đây, FLC cũng đã khởi động lại thị trường với việc động thổ tòa tháp FLC Diamond 72 Tower tại trung tâm TP Hải Phòng và đồng loạt đẩy mạnh tiến độ thi công tại các công trường xây dựng trên cả nước ngay sau thời gian giãn cách. .
Điển hình như dự án khu dân cư và thương mại hỗn hợp Khải Vy tại phường Phú Thuận, Quận 7. Diện tích khu đất khoảng 77.354,8m2, trong đó có 1.758,5m2 đất công nằm rải rác trong dự án, gồm đất rạch, đất thu hồi để mở đường giao thông khu vực. Chỉ vì vướng đất công trong dự án mà doanh nghiệp này chưa được cấp sổ đỏ, không được giao đất để triển khai thực hiện dự án.

Không chỉ Novaland, nhiều doanh nghiệp khác cũng vướng vào thế khó tương tự. Đơn cử như tại dự án Green Star Sky Garden của Công ty Hưng Lộc Phát tại Quận 7, TP. HCM. Dự án được thực hiện trên quỹ đất 52.648 m2, trong đó có hai hình thức công trình nhà ở được triển khai là khu nhà liền kề và chung cư cao tầng. Đối với phần khu nhà liền kề, dự án này thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, giữa năm 2019, dự án này bị tạm ngừng thi công 60 ngày với lý do xây chui 110 căn biệt thự vì chưa được UBND TP. HCM ra quyết định giao đất, chưa hoàn tất việc chuyển mục đích sử dụng.

Đáng nói, nguyên nhân khiến chủ đầu tư không thể thực hiện các thủ tục pháp lý là do dự án hiện đang vướng hơn 7.000 m2 đất công (chiếm 14% diện tích) là kênh rạch, đường do Nhà nước quản lý.

Không chỉ có những vướng mắc liên quan đến việc dự án vướng đất công, câu chuyện định giá đất thời gian vừa qua cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, ngoại trừ những dự án bất động sản quy mô nhỏ, có giá trị tiền sử dụng đất dưới 30 tỷ đồng được áp dụng "phương pháp bảng giá đất" để tính tiền sử dụng đất dự án. Tất cả các dự án còn lại phải áp dụng các phương pháp xác định giá đất theo quy định của Nghị định 44/2014/NĐ-CP để xác định "giá đất cụ thể" phù hợp giá thị trường, để tính tiền sử dụng đất dự án.

Gần hai năm nay, nhiều dự án nhà ở thương mại chưa được tính tiền sử dụng đất nên các chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, do tăng chi phí lãi vay phát sinh, tăng chi phí quản lý, làm tăng giá thành và mất cơ hội kinh doanh.

Theo đó, quy trình, thủ tục xác định giá đất, thẩm định giá đất bị kéo dài, thường trên dưới hai năm hoặc lâu hơn. Trong đó, có nguyên nhân vướng quỹ đất rạch, bờ đất, đường do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án như đã nêu phần trên làm chậm trễ thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất.

Doanh nghiệp tự "bơi" trong ma trận thủ tục

Ngoài hệ thống các quy định pháp luật chồng chéo, bế tắc pháp lý còn thể hiện ở chỗ không có một quy trình cụ thể nào để doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầu tư cho dự án bất động sản.

Trước đây, chủ đầu tư vừa xây dựng vừa hoàn thiện thủ tục, nhưng bây giờ, doanh nghiệp phải hoàn thiện cùng lúc rất nhiều thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, tài chính mới được cấp phép xây dựng dự án.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC chia sẻ, với dự án FLC Sầm Sơn khởi công năm 2015, doanh nghiệp chỉ mất 11 tháng vừa hoàn thiện pháp lý về giấy tờ thủ tục vừa thi công cho từng công đoạn ép cọc, xây thân.

Tuy nhiên, "cơ chế bây giờ không cho phép doanh nghiệp vừa xây vừa xin giấy phép. Do đó, doanh nghiệp phải mất ít nhất ba năm để hoàn thành đầy đủ thủ tục pháp lý, sau đó mới có thể để thi công xây dựng dự án. Thời gian thực hiện dự án vì thế sẽ bị kéo dài, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp".

"Pháp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với dự án bất động sản. Song hai năm trở lại đây, việc thực hiện các thủ tục pháp lý ngày càng khó khăn. Hầu hết mọi sự cố liên quan đến dự án đều dính đến pháp lý. Doanh nghiệp nghĩ đến pháp lý là sợ", ông Quyết lo ngại.

Một thế khó nữa cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là hiện vẫn chưa có một quy trình, thủ tục phê duyệt dự án cụ thể. Mới đây, Sở Xây dựng TP. HCM đã đề xuất rút ngắn các thủ tục, trình tự phê duyệt dự án từ sáu bước xuống còn năm bước. Song, đến nay, quy trình này vẫn chưa được thống nhất vì còn nhiều ý kiến trái chiều.

Theo đó, năm bước phê duyệt dự án được TP. HCM đề xuất là: Bước 1 là lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Bước 2 là lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Bước 3 là lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 4 là thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. Bước 5 là lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.