Nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, bản quyền là ba hạng mục quan trọng trong sở hữu trí tuệ. Là điều cần thiết để mọi người có thể bảo vệ những các sáng chế, tác phẩm nghệ thuật, thiết kế, biểu tượng, tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong thương mại,… Liệu có bao nhiêu người thực sự hiểu rõ về phạm trù sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền? Ở những nước khác, đây là một vấn đề khá phổ biến và gần như mọi người đều am hiểu về chúng. Xong ở Việt Nam, sở hữu trí tuệ còn khá mới mẻ, chưa được phổ biến rộng rãi. Nhiều người trong chúng ta không thể phân biệt được sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền - 3 loại bảo hộ trí tuệ thường gặp. Bài viết hôm nay sẽ là bí quyết để bạn có thể hiểu rõ chúng.

Bằng độc quyền sáng chế là thứ được cấp cho một sản phẩm hoặc quá trình mà bạn cung cấp. Bạn cũng có thể hiểu đó là cách mới để làm một cái gì đó, hoặc đưa ra một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, phát minh của bạn phải thoả mãn một vài điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Để có thể nhận được bằng độc quyền sáng chế, bạn phải đảm bảo sản phẩm của mình chưa từng được công bố, sử dụng hay mô tả ở bất kì văn bản, tài liệu nào, nó không phải là là điều hiển nhiên với một người trong ngành, cuối cùng là tính hữu ích, ứng dụng trong công nghiệp.1 bằng sáng chế thường được bảo hộ 20 năm ( giải pháp hữu ích là 10 năm) kể từ lúc hồ sơ của bạn được coi là hợp lệ.
Khi đã được cấp bằng độc quyền sáng chế thì phát minh đó sẽ không được chế tạo, sử dụng, phân phối hoặc bán nếu chưa được sự đồng ý của bạn. Giờ đây, bạn có quyền quyết định ai có hay không thể sử dụng phát minh đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trong thời gian chúng được bảo hộ. Bạn có thể cho phép hoặc cấp phép cho một người, doanh nghiệp nào đó sử dụng phát minh dựa theo các điều khoản đã được thỏa thuận giữa 2 bên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bán quyền phát minh đó cho người khác. Lúc này, người sau đó sẽ là chủ sở hữu mới của bằng độc quyền sáng chế. Khi bằng độc quyền sáng chế hết thời gian hiệu lực, một phát minh sẽ không còn sự bảo hộ nữa và được công bố. Điều này đồng nghĩa với việc chủ sở hữu không còn giữ độc quyền đối với phát minh sẵn có cho những người khác khai thác thương mại. Nhãn hiệu hàng hóa là cơ sở để những hàng hóa, dịch vụ cùng loại giữa các cơ sở kinh doanh khác nhau có thể phân biệt. Những nhãn hiệu này cũng giống như chiếc chìa khóa giúp cho người tiêu dùng ghi nhớ hàng hóa và tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp bền vững. Việc tạo dựng nhãn hiệu tốt chính là cơ sở nền móng vững chắc giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường kinh doanh vốn rất khắc nghiệt. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp cho chủ sở hữu được độc quyền khai thác giá trị từ chúng. Đồng thời, nó giúp tránh khả năng gây nhầm lẫn, xâm phạm trong quá trình sử dụng, tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, thời gian bảo hộ một nhãn hiệu kéo dài 10 năm và không hạn định số lần gia hạn.

Từ những năm 1700, sở hữu trí tuệ đã được phổ biến ở hầu khắp các nước châu Âu, châu Mỹ và một vài quốc gia phát triển ở châu Á. Nhưng ở Việt Nam, đến nay, khái niệm về sở hữu trí tuệ còn khá mới lạ, chưa thực sự sự phổ biến trong đại bộ phận người dân. Đối với sở hữu trí tuệ, con người thường quan tâm đến ba vấn đề là sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền. Đó là ba điều nòng cốt và quan trọng trong việc bảo vệ những sản phẩm tinh thần, vật chất, trí tuệ do họ tạo nên.

>>> Xem thêm : dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý - Những kiến thức cơ bản của sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền là gì