Cho bé ăn dặm thế nào cho hợp lý!

Cho bé ăn dặm thế nào cho hợp lý và không phản khoa học là điều mà các mẹ bỉm thường hay băn khoăn. Nhất là đối với bậc phụ huynh có con đầu lòng. Baì chia sẻ sau đây sẽ giúp các mẹ bớt đi một nỗi lo lắng nào đó!

1. Mấy tháng cho bé ăn dặm là tốt nhất?
1.1 Tác hại cho việc ăn dặm sớm

Các bậc phụ huynh thường tìm hiểu trẻ em bao nhiêu tháng có thể ăn dặm, và nhiều người thấy con em mình còi cọc, ốm yếu nên cho bé ăn dặm sớm để bổ sung nhiều chất. Nhưng thật ra bộ phận tiêu hóa của bé còn non nớt nên ăn dặm quá sớm có hại hơn là lợi. Trẻ ăn dặm sớm sẽ bị các trường hợp sau đây:

Rối loạn tiêu hóa
Thận không đủ sức để lọc
Trẻ dễ bị mắc nghẹn, viêm đường hô hấp
Trẻ giảm đi lượng sữa cần thiết
Tổn thương dạ dày
Trẻ chậm lớn vì ko hấp thụ được thức ăn
>>> Xem thêm: Bật Mí Sữa Aptamil Anh Ngoại Được Các Mẹ Săn Lùng Nhiều Nhất
1.2 Dấu hiệu để mẹ biết khi con đến tháng ăn dặm

Các mẹ nên quan sát khi con em có những biểu hiện sau đây là bé đã đến thời kỳ ăn dặm

Trẻ đòi bú sữa nhiều hơn, mặc dù mới bú cách đó không lâu
Khóc đêm và bú đêm nhiều
Mút tay
Hay nhìn người lớn ăn và đòi ăn

Nếu có cũng biểu hiện đó, các mẹ hãy tự tin cho con mình ăn dặm mà không cần ngần ngại gì

2. Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Khi bé bắt đầu ăn dặm, cần phải có thời gian cho bé thích nghi nên các mẹ hãy cho bé tập ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.

2.1 Từ 6 đến 8 tháng tuổi

Loại thức ăn: Bột loãng, thức ăn nghiền

Số bữa ăn: 2 bữa chính, 1-2 bữa phụ, bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên

Số lượng trong mỗi bữa ăn: 2-3 muỗng sau đó lên ½ chén ( 250ml)
>>> Xem thêm: Lợi Ích Của Việc Cho Bé Uống Sữa Aptamil Của Anh Hằng Ngày
2.2 Từ 9 tháng đến 11 tháng

Loại thức ăn: Thức ăn thái nhỏ, bột đặc, cháo hoặc thức ăn nghiền, trái cây rau củ bé có thể cầm nắm được

Số bữa ăn: 3-4 bữa chính, 1-2 bữa phụ, bú mẹ hoặc sữa công thức

Số lượng trong mỗi bữa ăn: ½ chén tương đương với 250ml

2.3 Từ 12 tháng đến 23 tháng

Loại thức ăn: có thể ăn chung đồ ăn với gia đình, tuy nhiên cần được thái nhỏ, cháo hoặc cơm nát

Số bữa ăn: 3-4 bữa chính, 1-2 bữa phụ, bú mẹ hoặc sữa công thức

Số lượng trong mỗi bữa ăn: ¾ chén hoặc 1 chén

3. Sai lầm mẹ hay mắc phải khi tập ăn dặm cho bé

Theo chuyên gia dinh dưỡng khi trẻ dưới 1 tuổi, thận trẻ còn yếu, không nên nêm muối vào thực phẩm của trẻ, bản thân của thực phẩm đó cũng đã đủ cung cấp cho trẻ. Từ 1 tuổi trở lên, bé có thể ăn mặn, tuy nhiên mẹ nên cho 1 ít nước mắm, không nên nêm mặn quá làm ảnh hưởng đến thận của bé sau này.

Trái ngược với mặn, nhiều mẹ lại hay cho bé ăn quá ngọt, vì nghĩ là ngọt dễ ăn, tuy nhiên điều đó khiến con ảnh hưởng đến sức khỏe sau này

Không nên dùng dầu mỡ để chế biến thực phẩm cho trẻ, nếu có các mẹ nên dùng dầu ăn dặm cho bé như : olive, dầu gấc, dầu óc chó…

Cháo chỉ dùng nước hầm xương, rau củ xay nhuyễn, đôi khi mẹ nên thái nhỏ đồ ăn cho con có khẩu vị lạ miệng mà không bị ngán

Tuy nhiên, nếu bé chưa có răng, không nên cho bé ăn đồ lợn cợn. Vì việc này khiến dạ dày bé làm việc quá sức và dẫn đến việc bé ăn dặm bị táo bón

4. Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé

Dụng cụ ăn dặm cho bé gồm những gì? Nhiều mẹ bỉm có con đầu tiên vẫn còn hoang mang. Sau đây là những đồ dùng ăn dặm cần thiết cho bé:

Thìa, muỗng ăn dặm cho bé phù hợp theo từng độ tuổi
Chén, bát ăn dặm cho bé
Khay ăn dặm cho bé
Máy xay đồ ăn dặm cho bé
Cốc uống nước
Yếm tập ăn
Ghế ngồi ăn dặm
Nồi nấu cháo cho bé ăn dặm
Bộ nghiền làm các món ăn dặm cho bé

5. Gợi ý các món ăn dặm cho bé dễ ăn
Cháo trứng gà
Cháo ếch và rau củ
Cháo hạt sen
Cháo yến mạch
Cháo gà
Cháo chim bồ câu
Cháo thịt heo
Cháo thịt bò
Phô mai cho bé ăn dặm

Tuy nhiên không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng qua đồ ăn dặm, mà sữa vẫn là thức ăn quan trọng đối với trẻ nhỏ. Sữa không thể thiếu trong thực đơn của bé, và việc chọn sữa đúng bổ sung đủ chất cho con phát triển toàn diện cũng là một thành công lớn của cha mẹ

Tham khảo dòng Sữa Aptamil Profutura Anh - Dòng Sữa Nội Địa Anh Tốt Nhất Thế Giới