Tư vấn giám sát công trình hiện là một công việc nhận được nhiều chú ý với mức lương, đãi ngộ hậu hĩnh. Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là ai sẽ là người chịu trách nhiệm đảm bảo, duy trì tính an toàn, cũng như đốc thúc các công việc để đáp ứng sự an toàn đó? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về yêu cầu trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát công trình.

>>> Xem thêm : thi công nhà trọn gói - Tiết kiệm chi phí xây nhà hơn khi đến với dịch vụ tại công ty xây dựng Hà Nội Xanh

Mỗi một công trình xây dựng đều có yêu cầu riêng đối với kỹ thuật, các tiêu chuẩn. Là một người tư vấn giám sát cần phải hiểu, nắm thật tốt. Điều này đảm bảo khi xem các bản vẽ kỹ thuật có thể nắm chắc, đối chiếu được giữa hình ảnh và thi công thực tế, phát hiện nhanh những sai sót, bất cập để xử lý kịp thời. Để công trình có thể được triển khai, chúng cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại điều 72 luật Xây dựng. Và nhiệm vụ của tư vấn giám sát chính là kiểm tra xem công trình đã đáp ứng được điều kiện hay chưa.
Khi nhà thầu đưa vật tư, vật liệu, thiết bị thi công, tư vấn giám sát cần tiến hành kiểm tra về giấy tờ chứng nhận chất lượng của chúng. Trong đó, những giấy tờ do cơ quan ban ngành có thẩm quyền cấp cùng đơn vị kiểm tra, kiểm định chất lượng là những thông tin cần đặc biệt chú trọng.

Trong quá trình giám sát thi công, tư vấn giám sát cần ghi rõ thông tin, số liệu vào nhật ký, biên bản cụ thể. Trong biên bản có nhiều mục thông tin như biện pháp thi công, tiến độ/kế hoạch tiến độ,.. Đây là những điều dùng để sao lưu và đối chiếu lại nếu như có những lỗi nào đó phát sinh hay phục vụ quá trình thanh kiểm tra.

Trong quá trình làm việc, tư vấn giám sát sẽ ghi những ý kiến của mình vào biên bản giám sát công trình. Và đây là điều mà các đội ngũ tham gia thi công quan tâm cũng như không được phớt lờ.

Các khối lượng chưa được kiểm tra, nghiệm thu thì tư vấn giám sát không thanh toán phần công việc đó.

Biên bản là một yếu tố giúp ban QLDA có thể nắm rõ về tình hình trên công trường xây dựng. Nếu như tư vấn giám sát lập biên bản không đúng với tình hình thực tế thì phải chịu mọi trách nhiệm với cơ quan cấp trên.

Mỗi một quyết định, việc làm của tư vấn giám sát đều phải chịu trách nhiệm với cấp trên. Bạn được giao nhiều quyền hạn, nhiều công việc quan trọng thì đồng nghĩa với việc phải hiểu rõ được những điều mình nên và không nên làm.

Tiến độ của một công trình được quyết định rất lớn bởi tư vấn giám sát. Thứ nhất tư vấn giám sát sẽ theo sát từng quá trình hoạt động của một công trình từ khi mới khởi công tới ngày kết thúc, người này có trách nhiệm đảm bảo quá trình diễn ra một cách suôn mượt và đúng thời hạn. Họ cần giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cho chủ thầu để chủ thầu giải quyết một cách kịp thời. Nếu phát hiện mà không báo thì đây là lỗi của tư vấn giám sát và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này với cấp trên. Ngoài ra trong quá trình thì công có những sai sót nào hay không, tư vấn giám sát cũng phải nắm rõ để kịp thời cập nhất với lãnh đạo. Tư vấn giám sát công trình là những người đứng ra kiểm tra, giám sát tiến độ xây dựng cùng công tác an toàn của đội ngũ nhân viên. Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là ai sẽ là người chịu trách nhiệm đảm bảo, duy trì tính an toàn, cũng như đốc thúc các công việc để đáp ứng sự an toàn đó?

>>> Xem thêm : https://greenhn.vn/ - Điều gì đã làm nên điểm khác biệt của công ty xây dựng Hà Nội Xanh?

Chủ đề cùng chuyên mục: