Các biện pháp ngăn ngừa giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả
Những đối tượng dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân “ghé thăm” bao gồm: phụ nữ mang thai, những người lớn tuổi, người bị béo phì, người có nghề nghiệp phải đứng hay ngồi tại chỗ quá lâu như thu ngân, nhân viên văn phòng… Nghề hay phải tiếp xúc với hơi nóng nước nóng, chơi các môn thể thao làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Giãn tĩnh mạch chân - Trẻ không tha, già không thương
Bà Lê Minh Ngọc (56 tuổi, quận 12, TPHCM) than phiền rằng, dạo gần đây, bà buộc phải… lười vì chân liên tục ê nhức, khó chịu do căn bệnh giãn tĩnh mạch chân gây nên. Bắp chân có những mạch máu phình to. Vì phải mang vớ y tế suốt ngày nên chân luôn có cảm giác ẩm ướt, mọc rôm rất ngứa ngáy, khó chịu.
Chị Nguyễn Ánh Thi (26 tuổi, nhân viên truyền thông Quận Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ, dạo gần đây, trước khi đi ngủ, chị thường hay bị chuột rút ở chân. Thỉnh thoảng lại có cảm giác chân tê như kiến bò, bắp chân nổi những mạch máu màu đỏ loằng ngoằng. Ban đầu chị nghĩ mình bị xương khớp, đến lúc đi khám bác sĩ, chị ngạc nhiên khi biết mình mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân - căn bệnh nhiều người nghĩ rằng chỉ có người lớn tuổi mới mắc.
Ths BS Nguyễn Hoài Thu - Phòng khám Mạch máu Bệnh viện Đại học Y, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tĩnh mạch học TPHCM cho biết, bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch bị hỏng, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị giãn, sẽ làm cho tình trạng hở van ngày càng nặng thêm nên dòng chảy ngược sẽ nhiều hơn.
Đối phó với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Hiểu về các Triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp

Bác sĩ Hoài Thu cho biết thêm, giãn tĩnh mạch bao gồm các dấu hiệu liên quan tới hư hại hệ tĩnh mạch do suy van có hay không kết hợp với tắc tĩnh mạch, ảnh hưởng đến tĩnh mạch nông và sâu chi dưới, nhiều nhất là tĩnh mạch nông. Ở các nước phát triển có khoảng 30% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh này, trong đó tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.
Ngày nay, bệnh thường gặp ở giới trẻ nhiều hơn là do lối sống ít vận động. Kèm theo đó là những thói quen xấu như mặc quần bó quá chật, thường xuyên đi giày cao gót, ngồi lâu hay bắt chéo chân kéo dài, hay sử dụng thuốc ngừa thai, chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh giãn tĩnh mạch chân là xuất hiện tình trạng mỏi chân, nặng chân, nhất là ở bắp chân khi phải đứng hay ngồi quá lâu. Cảm giác tức nặng dần dần tới đau bắp chân, phù mắt cá chân, châm chích và ngứa, hay bị vọp bẻ. Người mắc bệnh thường bị phù chân vào chiều tối cuối ngày làm việc, thường có hiện tượng chuột rút cơ chân trước khi đi ngủ.
---->>> Xem tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân từ website Trekhoedep.Vn để sớm có những giải phápphòng ngừa chữa trị cho bạn và gia đìn
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể kiểm tra bằng mắt. Nếu nhìn bằng mắt thường sẽ dễ dàng thấy các tĩnh mạch nông dưới da giãn, nổi lên ngoằn ngoèo do tăng áp lực và ứ trệ dòng máu chảy trong lòng tĩnh mạch. Rõ nhất khi đứng và xẹp khi nằm. Sau đó da xạm màu, teo và mỏng hơn. Trên da nổi lên các vết sắc tố, có biểu hiện chàm da, xuất hiện các vết loét dinh dưỡng do ứ trệ tuần hoàn và tăng áp lực tĩnh mạch tại chỗ.
Những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần được phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt, bởi bệnh này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch nông, nặng hơn là huyết khối tĩnh mạch sâu. Các biến chứng chảy máu do tĩnh mạch giãn bị vỡ, tăng sắc tố da, xơ mỡ dưới da, teo cơ và loét tĩnh mạch…
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có nhiều cách điều trị tùy theo từng giai đoạn bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân. Thời gian chữa bệnh lâu dài và không phải luôn được chữa lành hoàn toàn bởi bệnh rất hay tái phát. Do các van tĩnh mạch bị tổn thương và tĩnh mạch đã giãn rộng sẽ không thể trở về tình trạng bình thường như khi chưa có bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch ở chân bao gồm: điều trị bằng tia laser; phẫu thuật; thay đổi lỗi sống, vận động phù hợp; Điều trị bảo tồn bằng băng áp lực, mang vớ áp lực kết hợp uống thuốc và vận động…