Chị Thùy Trang, làm phòng hành chính tại một sở ở TP.HCM cho biết, sau 5 năm có với nhau 2 mặt con, vợ chồng chị mới dành dụm được hơn 200 triệu đồng. Năm ngoái, vợ chồng chị đăng ký mua căn hộ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước tại Q 8, song khi bốc thăm bị rớt.

>>> Tham khảo thêm Chung cư GoldSeason

Đầu năm 2016, chị lại đôn đáo tìm nhà ở diện cho vay trong gói 30.000 tỷ nhưng được thông báo gói tiền đã ký kết hết. “Nếu bây giờ vay thương mại thì hai vợ chồng không đủ khả năng trả lãi và gốc hàng tháng. Nên hiện tại chẳng biết phải làm sao để có thể mua nhà”, chị Trang băn khoăn.

Chị Trang là một trong số rất nhiều người thu nhập trung bình “trượt” gói vay 30.000 tỷ. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng BIDV tại Q 1 xác nhận, đến nay, ngân hàng vẫn nhận được điện thoại, thậm chí người dân đến tận nơi hỏi về gói vay này.



Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng cho biết, cuối năm 2015 đã chủ trì tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê và tổng hợp nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó, TP.HCM xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, dù kết quả phân tích chưa công bố nhưng lãnh đạo viện khẳng định, nhu cầu mua nhà ở xã hội ngày càng tăng. Trong khi nguồn cung thấp hơn so với nhu cầu thực tế nên nhà ở giá rẻ luôn khan hiếm.

>>> Xem thêm dự án HDI Sunrise

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Đực cũng khẳng định, có trên 95% những người trẻ hiện nay chưa có nhà, phải thuê nhà trọ. Điều đó cho thấy nhu cầu nhà ở là cực kỳ lớn. Hàng năm, nhu cầu này lại tăng lên đến hàng nghìn căn.


Theo Xaluan.