Nói về làng Phước Yên thuộc xã Quảng Thọ, Quảng Điền (Thừa Thiên -Huế) mà không nhắc đến rau má thì quả là một thiếu sót.

Người trồng rau má ở làng Phước Yên tự hào bởi họ là chủ của vùng chuyên canh rau má lớn nhất tỉnh. Ngày ngày hái rau má đem bán đã giúp nhiều nông dân ở đây có cuộc sống ổn định.



Bỏ lại sau lưng những ồn ào, bụi bặm của phố phường, theo con đường bê-tông dẫn đến Phước Yên vào sâu trong khu dân cư, chúng tôi lạc vào một “làng” rau má rộng mênh mông. Hết đường bê tông rồi tới đường đất, vẫn là những ruộng rau má tiếp nối nhau xanh mát mắt. Cuộc sống của người Phước Yên bao đời nay cùng với cây lúa rất êm đềm bên dòng sông Bồ. Thế nhưng cũng chỉ đủ ăn, phải đến khi gặp cây rau má, người dân mới ổn định được cuộc sống.

Cây rau má đầu tư ít và việc chăm sóc nhẹ nhàng. Người ta chỉ trồng rau má một lần, có thể thu hoạch trung bình trong 10 năm. Ở chân đất bùn, rau má có thể đạt năng suất từ 1 đến 1,2 tấn/500m2/lứa thu hoạch, còn đất chân cao thì chừng 500kg/500m2/lứa. Ngoài lúc thu hoạch (mỗi năm 7 lứa), thời gian còn lại nông dân chỉ làm cỏ, công việc khá đơn giản. Một người dân ở đây nói: “Bây giờ rau chỉ có 1.000đ/kg, chứ nếu hạ xuống còn 800đ/kg thì vẫn khỏe hơn làm lúa”. Tag: thuốc thuỷ sản

Nghề trồng rau má ở Phước Yên.

“Tác giả” của cây rau má tại Phước Yên là ông Cao Quảng Thiện. Ông Thiện kể: “Đầu năm 2002, vô tình tôi thấy có người đi hái từng nhánh rau má. Tôi hỏi, thì người đó nói, rau má bán cho người ta xay sinh tố, ép lấy nước để uống. Người này nói bán được 4.000 - 5.000 đồng/kg. Tôi nghĩ, tại sao mình không trồng thử, rau má dễ sinh sôi lắm…” Từ khi biết được hiệu quả kinh tế của cây rau má, nhà nào cũng mở rộng diện tích, phổ biến cho hàng xóm, người trong thôn, xã cùng trồng. Họ đều công nhận, rau má rất dễ trồng, vốn đầu tư ít, mà hiệu quả kinh tế cao. Người nông dân chỉ cần trồng một lần nhưng được thu hoạch nhiều năm liền. Mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau chừng 20 ngày. Trung bình, mỗi sào cho 2 tạ /lứa, giá bán trung bình 4.000-5.000đ/kg, mỗi năm 10 lứa, như vậy mỗi sào rau má cho người nông dân 8-10 triệu đồng/sào/năm. Cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Ngoài ra, người trồng không phải lo lắng chuyện đầu ra của sản phẩm. Rau tươi thu hoạch xong, thương lái tìm đến mua tại chân ruộng. Tại các siêu thị, chợ ở Thừa Thiên-Huế, rau má đều được bày bán như loại rau đặc sản… Tag: dinh dưỡng cho tôm

Phước Yên có 315 hộ, hộ nào cũng trồng rau má. Có hộ trồng đến 2.500m2. Chúng tôi đến khi gia đình ông Võ Tịnh đang thu hoạch rau má ngoài ruộng. ông trồng 2.000m2, mỗi năm thu hoạch cũng được 14 tấn rau”. Ông Võ Tịnh cho biết: “Nhờ trồng rau má, vợ chồng tôi mới có thể nuôi nổi 5 đứa con học cao đẳng, đại học. Chứ nếu làm lúa thì nói thật, chỉ lo cho 2 đứa là đã đuối sức”. Còn hộ ông Cao Văn Lâm, với thu nhập từ 2.500m2 rau má, đã xây được căn nhà mới, cuộc sống khấm khá hơn.

Hiện nay, mỗi ngày làng Phước Yên bán khoảng 10 tấn rau má. Ngoài bán trong tỉnh, còn mang tiêu thụ ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum. Người trồng rau má ở làng Phước Yên rất tự hào về nghề của mình. Nhiều người cho biết, họ sẵn sàng làm rau má an toàn nếu có nơi bao tiêu sản phẩm. Tag: thuoc thuy san

Nguồn: 2lua.vn/article/trong-rau-ma-doi-doi-2209.html

Chủ đề cùng chuyên mục: