Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, đó có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm tiếng ồn… Chất thải hóa học, hệ quả của các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là những chất được sử dụng trong quá trình khai thác khí gas bằng phương pháp thủy lực cắt phá hay quá trình khoan dầu, có thể rò rỉ sau đó hòa vào nguồn nước, phá hủy môi trường sống tự nhiên, gây nguy hiểm cho các loài động vật, làm ô nhiễm sông hồ, đại dương và các mạch nước ngầm trên trái đất. Đây chính là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa ồ ạt.


>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm môi trường biển nước ta

Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng như lưu vực sông Nhuệ Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai- Sài Gòn. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng bị tụt giảm, nhiều nơi bị nhiễm mặn, nhiễm asen.


Dự báo, nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 sẽ là 80 tỷ m3/năm, năm 2030 sẽ là 87-90 tỷ m3/năm. Trong đó, năm 2020, nước dùng cho tưới nông nghiệp sẽ tăng 48% so với hiện nay, nước nuôi trồng thủy sản tăng 90%, nước cho công nghiệp sẽ tăng 190% và cho sinh hoạt đô thị tăng 150%. Ông Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia cho biết: Việt Nam đang phải đối mặt nguy cơ thiếu nước do thiếu sự kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng nước mặt và nước dưới đất: “Thời gian tới chúng ta phải đẩy mạnh công tác quy hoạch tài nguyên nước. Qua công tác này, chúng ta sẽ đánh giá được chính xác tiềm năng cũng như trữ lượng có thể khai thác, phân bổ, chia sẻ cho các ngành khai thác sử dụng cũng như phát triển kinh tế xã hội và có những biện pháp quản lý và chúng ta sẽ có bản đồ án để triển khai các kế hoạch khai thác, các phương án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với nguồn nước hiện có”.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.


Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn công nghiệp

Các kim loại nặng như bạc, thủy ngân, kẽm, chì, Asen… có trong nước với hàm lượng cao là nguyên nhân gây ngộ độc cho con người, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến. Nghiêm trọng hơn cả là nguồn nước nhiễm Asen, dù chỉ với liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư… Nếu nồng độ quá lớn, người dùng có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, tử vong rất nhanh.


Các chất tổng hợp bao gồm nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia trong dược phẩm, thực phẩm thường có độc tính và độ bền sinh học khá cao. Đây là nguyên nhân gây nhiễm độc mạn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi… Vi khuẩn có hại nhiễm trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như virus gây nên bệnh tả, thương hàn, bại liệt. Vi sinh E.coli, Coliforms có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết…

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt than Việt Nam

Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn

- Luôn dùng nước đã đun sôi.

- Uống nước đun sôi mới sau 24h, bởi sau ngần ấy thời gian nước đun sôi để nguội không hề an toàn để sử dụng, nó sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.


- Để lắng và gạn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …

Trên đây chỉ là biện pháp tạm thời vì vậy muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm xét nghiệm nước hoặc mang đến trung tâm Lọc nước Wapure để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý.

Chủ đề cùng chuyên mục: