Để kịp hòa nhập với cuộc sống cũng như công việc điều dưỡng ở Nhật Bản, ngoài việc phải trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, chăm chỉ học tiếng Nhật,…người lao động cần phải tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp của người Nhật.
Những kỹ năng giao tiếp – điều dưỡng viên Nhật Bản cần biết
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật có 3 kiểu cúi chào, gồm: kiểu Saikeirei, kiểu cúi chào bình thường, kiểu khẽ cúi chào. Tùy vào từng địa vị xã hội và mối quan hệ xã hội để lựa chọn các cúi chào sao cho phù hợp. Khi giao tiếp với người Nhật Bản, bạn cần phải chú ý những điều sau:
+ Không nhìn thẳng vào người đối thoại. Vì tại Nhật, nhìn thẳng vào người đối diện bị coi là hành động khiếm nhã, bất lịch sự.
+ Hãy nói ít hơn thay vì nói quá nhiều
+ Biết lắng nghe một cách tích cực: Do môi trường làm việc có sự khác biệt so với các ngành nghề lao động phổ thông. Chính vì vậy, đòi hỏi các bạn điều dưỡng viên cần phải biết lắng nghe nhiều hơn, tích cực hơn. Cụ thể, hãy lắng nghe tâm sự và trò chuyện cùng người bệnh giúp cho tinh thần được thoải mái hơn. Đây cũng chính là lý do khiến robot không thể hoàn toàn thay thế vị trí của con người khi chăm sóc người già/người bệnh.
>> Xem ngay: CẬP NHẬT ngay tất cả THAY ĐÔI về chương trình tuyển hộ lý điều dưỡng đi Nhật 2019
+ Học cách nói giảm nói tránh: Ở Nhật, khi bạn muốn từ chối một ai đó, đừng nói thằng “không” mà hãy tìm cách nói giảm nói tránh để người nghe không cảm thấy khó chịu.
+ Đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp: Khi bạn đang giận giữ hay buồn một chuyện gì đó thì hãy cố gắng đừng làm cảm xúc đó làm ảnh hưởng đến người đối thoại.
+ Cần dành thời gian tìm hiểu về những quy tắc khi dùng bữa tại Nhật: Cách dùng bữa của người Nhật có nhiều điều khác biệt so với Việt Nam. Vì vậy, để không trở thành người bất lịch hay khiếm nhã khi dùng bữa cùng với người Nhật, bạn cần phải chú ý một số điều cơ bản sau: ăn theo trình tự (ăn cơm, nươc canh và rau); không nên ăn tạo thành tiếng, không dùng tay hứng đồ ăn, không cắn đôi thức ăn, không úp ngược nắp bát tô, không đặt đũa trên bát,…
Hi vọng những nội dung mà chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người lao động khi đăng ký tham gia chương trình tuyển dụng điều dưỡng đi Nhật Bản năm 2019.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
>> Xem ngay: Công việc của ngành điều dưỡng tại Nhật Bản gồm những công việc cụ thể nào?

Chủ đề cùng chuyên mục: