Năm hết Tết đến là dịp con cháu về thăm ông bà, cha mẹ. Nhưng ngoài sự mong đợi thì việc sum vầy này cũng gây nên những căng thẳng nhất định, đặc biệt là với những nàng dâu mới. Nếu bạn cũng có tâm lý “biết biếu qua tet gì đây”, hay “không biết bố mẹ có vừa ý hay không”… hãy cùng chia sẻ và tìm cach chon qua tet với các nàng dâu mới trong những gợi ý sau đây:

1 Nếu ở gần

Nếu ở gần nhà chồng, có điều kiện cùng gia đình sắm sửa dần từ sớm, bạn có thể suy nghĩ một cách thực tế về quà biếu. Một nàng dâu đóng góp ý kiến: “Nhà chị hồi xưa chuẩn bị giỏ quà không nhất thiết là phải bánh trái rượu chè, mà chuẩn bị một giỏ toàn những đồ khô cần cho Tết như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương… các cụ cũng thích lắm mà chi phí lại khá rẻ, tận dụng được 100% chứ không lãng phí như bánh kẹo, vì bánh kẹo đâu có mấy ai ăn.” Bạn cũng có thể lựa chọn gio qua tet theo tình hình cụ thể và nhu cầu của bố mẹ: tặng bố vài đôi tất ấm, tặng mẹ vải may đồ, hoặc như một bạn khác: “chọn một bộ ga gối có màu sắc mà mẹ chồng ưa thích, đo đúng kích thước, đặt may từ trước Tết cả tháng. Đến gần Tết mình mang biếu mẹ chồng, bảo con vừa sinh cháu, không biết mua gì biếu mẹ, con tặng mẹ bộ ga gối. Mẹ chồng ưng ý và thích lắm. Các mẹ thử xem.”

2 Nếu ở xa

Tất nhiên nếu tự tay bạn sắm sửa được thì hay hơn là việc gửi tiền có vẻ vật chất. Nhưng nếu không có điều kiện, ở xa, và thường là những người đi làm như chúng ta đến 28 Tết mới có thể nghỉ và về quê, bạn có thể lựa chọn cách như các nàng dâu mới đang áp dụng: gửi tiền về trước cho bố mẹ sắm Tết, rồi hôm nào rảnh thì 2 vợ chồng đi siêu thị mua thêm thùng bia, ít đồ lạ mà quê mình ít như có như bánh kẹo, hoa quả ngon để bố mẹ thắp hương hoặc bày ra bàn tiếp khách (và còn khoe “con dâu tôi nó mua…” nữa chứ). Một nàng dâu có kinh nghiệm: “28 về, em mua ít đồ bánh kẹo ngon, rồi mua cho mẹ cái áo khoác nhẹ diện Tết, đưa cho mẹ 5 triệu và bảo ‘Con mới về làm dâu, chưa biết lệ sắm Tết nhà mình, con gửi mẹ tiền mẹ đi chợ và sắm Tết giúp con, con đi theo khuân đồ.’ Hi hi, mẹ chồng em rất vui vẻ nhé. Ở quê, các cụ thích tự tay đi chợ, sắm Tết, và nhất là không thích con dâu mới vừa về đã tự tiện thay đổi lệ ăn Tết bao năm trong nhà đâu. Nên tốt nhất là để các cụ tự mua sắm, mình làm theo chỉ đạo thôi.” Hay như kế hoạch của ID Juvexinh: “Sáng 28 về tới nhà, Juve sẽ xem trong nhà mẹ đã chuẩn bị gì chưa? Thiếu gì thì trưa 28 Juve sẽ đưa mẹ lên phố đi siêu thị sắm thêm. Rồi chiều 28, hai vợ chồng sẽ đi mua cho ba mẹ hai thùng bia, hai chậu hoa đẹp đẹp, làm cho ba mẹ hũ kim chi để nhâm nhi mấy ngày Tết. Sáng 29 sẽ đi chợ sớm mua dưa hấu, mua trái cây, hoa tươi về chưng bàn thờ…”

3 Nếu chưa làm dâu

Nếu chưa làm dâu, bạn có thể như ý kiến khuyên, rằng “trước Tết sắm ít quà rồi nhờ người yêu mang về giùm, nếu nhà người yêu sống đơn giản thì quà của mình cũng đơn giản và thực tế thôi, ví dụ như bánh mứt ngày Tết, lạp xưởng, nem chua, chả lụa nè, thùng bia hoặc chai rượu, nếu thân thiết hơn thì có thể là cái áo mới… Sau đó bạn gọi điện thoại hỏi thăm và mùng 1 Tết gọi điện chúc Tết là được.” Tết nhất lễ nghĩa không phải chỉ ở những gói quà, đôi khi việc bạn gọi điện hỏi thăm, hỏi xem bố mẹ muốn sửa sang, sắm sửa gì còn là cách tốt hơn để khắng khít hơn tình cảm gia đình. Thật hạnh phúc đúng không nếu bạn được nghe câu trả lời từ “người quyền lực” là “thôi con mua làm chi xách cho nặng, mẹ ở trên này sắm cũng được, con về ăn Tết với mẹ là được rồi”. Nhiều gia đình không có tiền lệ biếu bố mẹ tiền sắm Tết, nhưng nếu bạn tỏ ra chu đáo thì chẳng phải sẽ được điểm hơn hay sao. Đổi thêm ít tiền lẻ cho mẹ đi chùa, ít tiền mới để bố mẹ lì xì Tết… dù chỉ là một chút quà nhưng năm nay con trai “nhà người ta” có vợ rồi cũng phải khác chứ, đúng không bạn? Chúc bạn và gia đình một cái Tết thật hạnh phúc nhé!